Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Thủy điện Hố Hô trước nguy cơ vỡ đập !

 
Nước từ trên cao đổ xuống ầm ầm như muốn xé toác, cuốn phăng bất cứ thứ gì ở phía dưới. Hai bên bờ thượng nguồn sông Ngàn Sâu đã bị dòng nước dữ vần vò gây sạt lở.
 
Đập thuỷ điện Hố Hô trước nguy cơ bị vỡ
 
Chiều qua lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN - chủ đầu tư công trình thuỷ điện nói trên) đã có mặt tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Một cuộc họp chớp nhoáng giữa EVN và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng UBND huyện Hương Khê tìm phương án bằng mọi cách bảo vệ đập đã diễn ra.
 
Một cán bộ UBND huyện Hương Khê cho biết, trong cuộc họp phía EVN đã thừa nhận sự cố tràn đập có một phần nguyên nhân chủ quan đó là hệ thống vận hành cửa xả tràn của Nhà máy thuỷ điện Hố Hô gặp sự cố.
 
Do mất điện và không có phương án máy phát điện dự phòng nên các cửa xả tràn mở không triệt để, mực nước trong lòng đập từ đó dâng cao gây tràn đập. Nhà máy thuỷ điện Hố Hô đã cam kết sẽ làm hết sức mình, kể cả phương án cho nổ mìn cũng đã được tính toán triển khai nhằm bảo vệ thân đập.
 
Thông tin mới nhất, lượng nước ở đập thủy điện Hố Hô vào lúc này lên đến khoảng 40 triệu m3. Đến tối qua 3/10, lãnh đạo nhà máy thủy điện này đã vận chuyển được máy phát điện đến hiện trường, đưa hệ thống xả tràn vận hành trở lại. Khi hệ thống xả tràn được vận hành trong đêm qua, mực nước từ mức vượt đỉnh đập gần 1m đã hạ xuống dưới đỉnh đập.
 
Ngoài việc vận hành lại tràn xả lũ, Nhà máy thủy điện Hố Hô đã huy động công nhân cùng phương tiện tổ chức thu gom, giải toả một lượng lớn gỗ từ rừng núi tuồn về tránh nguy cơ vỡ đập có thể xảy ra.
 
Dòng nước hung dữ đe dọa thân đập
 
Trong khi các phương án bảo vệ đập thủy điện đang được triển khai thì hàng ngàn hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê vẫn đang sống trong cảnh nớm nớp nỗi lo vỡ đập. Từ chiều qua một cuộc di dân tránh nguy cơ vỡ đập thuỷ điện Hố Hô đã được tiến hành một cách khẩn trương ở các xã nằm ngay dưới con đập thuỷ điện này.
 
Người dân ở các xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình) và Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên… (tỉnh Hà Tĩnh) di chuyển trên đủ phương tiện tới những vùng cao, nơi an toàn tránh vỡ đập.
 
Nhiều người dân phải đi lánh nạn tránh vỡ đập
 
 
Bà Hà còn cho biết, lũ diễn biến rất phức tạp, xã bị cô lập, nhiều nơi lại mất điện và thiếu phương tiện đi lại nên công tác kêu gọi, tuyên truyền nhân dân đối phó, tự bảo vệ mình quá khó khăn.
 
 
Đập thuỷ điện Hố Hô nhìn từ cánh đồng phía dưới chân đập 
 
Có thể nhìn thấy nước trong lòng đập đã dâng cao, tràn qua cả đỉnh đập
 
 
Nhà máy thuỷ điện Hố Hô xác nhận các cửa xả tràn không mở hết là một phần nguyên nhân khiến nước tràn qua cả thân đập
 
Nước từ đập thuỷ điện Hố Hô đổ xuống gây sạt lở hai bờ sông Ngàn Sâu
 
Nhiều người dân đứng xem sự cố nước tràn qua thân đập thuỷ điện Hố Hô
 
Nước sông Ngàn Sâu dâng cao ngay dưới chân đập thuỷ điện Hố Hô
 
Và nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm (cán bộ huyện Hương Khê xác nhận, nếu vỡ đập những ngôi nhà nằm bên sông Ngàn Sâu sẽ bị dòng nước lũ nuốt chửng).
 
Hệ thống đường điện này cũng được dự báo sẽ bị cuốn trôi nếu vỡ đập
 
Theo Dân Trí

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

đập vòm- thủy lợi

Đập vòm là một loại đập trên mặt bằng có dạng vòm. Trên các mặt cắt nằm ngang, đập là những vòng vòm, chân tựa vào bờ vì vậy các loại tải trọng hướng ngang được truyền tới bờ.

Một số đặc điểm của đập vòm:

1. Khối lượng vật liệu nhỏ và giá thành thấp nếu điều kiện cho phép xây dựng. Đập vòm là những kết cấu siêu tĩnh chịu nén nên chiều dày nhỏ. Chiều dày đáy đập so với đập bê tông trọng lực cùng chiều cao nhỏ hơn 2-4 lần, có khi tới 4-8 lần.

2. Áp lực thấm tác dụng nhỏ

3. Phát huy được khả năng làm việc của bê tông. Ứng suất nén trong đập khoảng 50-70 kG/cm2

4. Khi xây dựng thường chừa lại các khe thẳng đứng để chờ khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp mới lấp kín, tạo liền khối.

5. Yêu cầu về địa chất để xây dựng khá cao

6. Có khả năng chịu động đất tốt.

Một số đập vòm trên thế giới: Đập vòm Ladzanuan (1960) cao 67m chiều dày đáy 13m, đập vòm Vaint (Ý) (1960) cao 266m chiều dày đỉnh 3,9m ở đáy 23m, đập Tolla (Pháp) (1961) cao 88m, chiều dày đập từ 1,5 đến 2,3m... và rất nhiều đập nữa.

Một số hình ảnh:






Và đây là đập vòm đầu tiên của Việt Nam - đập Nậm Chiến (hix, tìm mãi cũng chỉ có 1 hình)

bê tông đầm lăn

Gửi các bạn nào quan tâm về công nghệ thi công bê tông đầm lăn tài liệu này,nó có tên đầy đủ là"Giới thiệu bê tông đầm lăn và công nghệ thi công bê tông đầm lăn".
Tài liệu này được biên soạn khá ngắn gọn,súc tích và dễ hiểu,rất có ích cho việc làm đề cương ôn thi của các bạn sinh viên về môn học thi công
Các bạn down theo đường link sau nhé:
DownLoad Here 

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

..::THỦY LỢI 24H::..: Tác hại mưa acid

..::THỦY LỢI 24H::..: Tác hại mưa acid: "), còn mưa acid chỉ thuần túy nói về sự lắng đọng acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất ở dạng ướt.
Trận mưa có độ acid thấp ở mức kỷ lục (pH = 2,4) diễn ra ở New England. Trận mưa này làm cho sơn của các xe hơi đậu ngoài mưa bị rửa trôi và để lại vết các giọt mưa trên bộ khung của các xe hơi này.
Cơ chế hóa học của quá trình chuyển đổi SO2 và NOx thành acid
Đối với SO2"

Tác hại mưa acid

Độ acid được đo bằng thang pH (thang logarith), trong đó pH = 7 để chỉ các dung dịch trung tính. Thông thường pH = 5,6 (pH 5,6 là mức pH của nước bão hoà khí CO2) được coi là cơ sở để xác định mưa acid. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ acid thấp hơn 5,6 được gọi là mưa acid. Cũng cần nói thêm rằng, trong giới chuyên môn đôi khi người ta dùng thuật ngữ "sự lắng đọng acid" (Acid deposition), thay vì mưa acid (acid rain). Hai thuật ngữ này khác nhau ở chỗ acid deposition là sự lắng đọng của acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất (kế cả dạng khô [các hạt bụi] hay dạng ướt [mưa acid]), còn mưa acid chỉ thuần túy nói về sự lắng đọng acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất ở dạng ướt.
Trận mưa có độ acid thấp ở mức kỷ lục (pH = 2,4) diễn ra ở New England. Trận mưa này làm cho sơn của các xe hơi đậu ngoài mưa bị rửa trôi và để lại vết các giọt mưa trên bộ khung của các xe hơi này.
Cơ chế hóa học của quá trình chuyển đổi SO2 và NOx thành acid
Đối với SO2
Ở pha khí: Ở pha khí có nhiều phản ứng khác nhau để chuyển đổi SO2 thành acid sulfuric. Một trong những phản ứng đó là phản ứng quang oxy hóa SO2 bởi tia UV. Tuy nhiên, phản ứng này đóng góp một phần không quan trọng vào việc tạo thành acid sulfuric. Loại phản ứng thứ hai là quá trình oxy hóa SO2 bởi oxygen trong khí quyển, phản ứng diễn ra như sau:
2 SO2 + O2 ---> 2 SO3 (1)
SO3 + H2O ---> H2SO4 (2)
Phản ứng số 2 xảy ra với tốc độ nhanh, trong khi phản ứng số 1 xảy ra rất chậm, do đó loại phản ứng số 2 này cũng đóng vai trò không quan trọng trong việc chuyển đổi SO2 thành acid sulfuric. Một số phản ứng khác cũng đóng vai trò không quan trọng trong việc chuyển đổi SO2 thành acid sulfuric bao gồm phản ứng oxy hóa bởi sản phẩm của phản ứng alkene - ozone, oxy hóa bởi phản ứng của các chất NxOy, oxy hóa bởi gốc peroxy.
Chỉ có loại phản ứng sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi SO2 thành acid sulfuric, phản ứng diễn ra như sau:
HO + SO2(+M) ---> HOSO2(+M)
Phản ứng này diễn ra với tốc độ rất nhanh, gốc hydroxy cần cho phản ứng được tạo ra bởi quá trình phân hủy quang học ozone.
Ở pha lỏng:Ở pha lỏng SO2 tồn tại ở 3 dạng:
[S(IV) ---> [SO2 (aq)] + [HSO3-] + [SO32-]
Quá trình phân ly diễn ra như sau:
SO2 (aq) ---> H+ + HSO3-
HSO3- (aq) ---> H+ + SO32-
Việc thiết lập cân bằng 2 phương trình trên phụ thuộc vào pH, kích thước các hạt nước, "hệ số liên kết" giữa nước và SO2.
Phản ứng oxy hóa SO2 ở pha lỏng nhờ vào các xúc tác kim loại như ion Fe3+, Mn2+ hoặc kết hợp của 2 ion trên. Tuy nhiên, phản ứng oxy hóa SO2 bởi ozone quan trọng hơn vì nó không cần xúc tác và hàm lượng ozone trong khí quyển cao hơn hàm lượng oxy nguyên tử trong khí quyển. Quá trình oxy hóa SO2 ở pha lỏng chiếm ưu thế nhất là quá trình oxy hóa bởi hydrogen peroxide, phản ứng này tạo nên một chất trung gian (A-), có thể là peroxymonosulfurous acid ion, phản ứng diễn ra như sau:
HSO3- + H2O2 ---> A- + H2O
A- + H+ ---> H2SO4
Đối với NOx:
Ở pha khí: Việc tạo thành acid nitric chủ yếu nhờ vào phản ứng của gốc hydroxy, gốc này có hoạt tính cao và hiện diện nhiều trong khí quyển. Phản ứng diễn ra như sau:
HO + NO2(+M) ---> HONO2(+M)
Ở pha lỏng: Có 3 loại phản ứng đóng vai trò tương đương nhau trong việc chuyển hóa NOx thành acid nitric
2NO2 (g) + H2O (L) ---> 2 H+ + NO3- + NO2-
NO (g) + NO2 (g) + H2O (L) ---> 2H+ + 2NO2-
3NO2 (g)+ H2O (L) ---> 2H+ + 2NO3- + NO (g)
Ba loại phản ứng này phụ thuộc vào áp suất riêng phần của NOx hiện diện trong khí quyển và độ hòa tan rất thấp của NOx trong nước. Các phản ứng trên có thể tăng tốc độ với sự hiện diện của các chất xúc tác kim loại như Fe3+, Mn2+.
Ảnh hưởng của mưa acid lên ao hồ và hệ thủy sinh vật
Mưa acid ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệ thủy sinh vật. Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại độc xuống ao hồ. Ngoài ra vào mùa xuân khi băng tan, acid (trong tuyết) và kim loại nặng trong băng theo nước vào các ao hồ và làm thay đổi đột ngột pH trong ao hồ, hiện tượng này gọi là hiện tượng "sốc" acid vào mùa Xuân. Các thủy sinh vật không đủ thời gian để thích ứng với sự thay đổi này. Thêm vào đó mùa Xuân là mùa nhiều loài đẻ trứng và một số loài khác sống trên cạn cũng đẻ trứng và ấu trùng của nó sống trong nước trong một thời gian dài, do đó các loài này bị thiệt hại nặng. Acid sulfuric có thể ảnh hưởng đến cá theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Acid sulfuric ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ oxy, muối và các dưỡng chất để sinh tồn. Đối với các loài cá nước ngọt acid sulfuric ảnh hưởng đến quá trình cân bằng muối và khoáng trong cơ thể chúng. Các phân tử acid trong nước tạo nên các nước nhầy trong mang của chúng làm ngăn cản khả năng hấp thu oxygen của các làm cho cá bị ngạt. Việc mất cân bằng muối Canxi làm giảm khả năng sinh sản của các, trứng của nó sẽ bị hỏng ... và xương sống của chúng bị yếu đi. Muối đạm cũng ảnh hưởng đến cá, khi nó bị mưa acid rửa trôi xuống ao hồ nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo, tảo quang hợp sẽ sinh ra nhiều oxygen. Tuy nhiên do cá chết nhiều, việc phân hủy chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy làm suy giảm oxy của thủy vực và làm cho cá bị ngạt.

Mặc dầu nhiều loại cá có thể sống trong môi trường pH thấp đến 5,9 nhưng đến pH này Al2+ trong đất bị phóng thích vào ao hồ gây độc cho cá. Al2+ làm hỏng mang cá và tích tụ trong gan cá.

Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật có thể tóm tắt như sau
pH < 6,0
Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá
pH < 5,5
Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng do thiếu dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt
pH < 5,0
Quần thể cá bị chết
pH < 4,0
Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu
Hơn nữa, do hiện tượng tích tụ sinh học, khi con người ăn các loại cá có chứa độc tố, các độc tố này sẽ tích tụ trong cơ thể con người và gây nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Ở trong các ao hồ, lưỡng thê cũng bị ảnh hưởng, chúng không thể sinh sản được trong môi trường acid.
Bạn có biết theo tiêu chuẩn an toàn lương thực của Canada, lượng muối thủy ngân trong các sông hồ chỉ được ở mức 0,005 ppm. Nhưng hiện nay người Eskimos và người dân da đỏ ở một số vùng của Canada ăn thịt cá và hải cẩu có hàm lượng thủy ngân lên đến 17,5, thậm chí 32,7 ppm.
Ảnh hưởng của mưa acid lên thực vật và đất
Một trong những tác hại nghiêm trọng của mưa acid là các tác hại đối với thực vật và đất. Khi có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành acid sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây cản trở quá trình quang hợp. Một thí nghiệm trên cây Vân Sam (cây lá kim) cho thấy, khi phun một hỗn hợp acid sulfuric và acid nitric có pH từ 2,5 - 4,5 lên các cây Vân Sam con sẽ làm xuất hiện và phát triển các vết tổn thương có màu nâu trên lá của nó và sau đó các lá này rụng đi, các lá mới sẽ mọc ra sau đó nhưng với một tốc độ rất chậm và quá trình quang hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bạn có biết ngành lâm nghiệp của Canada có thu nhập hàng năm 10 tỉ USD. 10% lực lượng lao động của Canada đang phụ thuộc vào lâm nghiệp. Nếu rừng bị tổn hại, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và việc làm ở Canada.
Ảnh hưởng đến khí quyển
Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Các sương mù acid làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt trời. Ở Bắc cực, nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Địa y, do đó ảnh hưởng đến quần thể Tuần lộc và Nai tuyết - loại động vật ăn Địa y.
Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc
Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng. Ví dụ như tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO2 trong không khí quá cao. Vào năm 1967, cây cầu bắc ngang sông Ohio đã sập làm chết 46 người; nguyên nhân cũng là do mưa acid.
Ảnh hưởng đến các vật liệu
Mưa acid cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý giá. Hệ thống thông khí của các thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá hủy các vật liệu nói trên.
Ảnh hưởng lên người
Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí acid lên người bao gồm các bệnh về đường hô hấp như: suyển, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng ... Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do mưa acid.
Cách giảm bớt phát thải khí SO2 và NOx
Đối với SO2
Sử dụng than sạch - than đã được phân loại bằng trọng lực để loại FeS2 - hoặc sử dụng than có hàm lượng sulfur thấp (subbituminuos).
Sử dụng phương pháp đốt fluidized bed.
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc ướt, sử dụng dung dịch nước vôi hoặc xút để làm chất hấp thụ. Phản ứng xảy ra như sau:
CaCO3 + SO2 + H2O + O2 ----> CaSO4 + CO2 + H2O
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc khô.
Đối với NOx
Sử dụng phương pháp đốt gọi là "Overfire Air". Theo phương pháp này một phần không khí cần thiết cho quá trình đốt sẽ được chuyển hướng lên phía trên của buồng đốt. Làm như vậy, quá trình đốt sẽ diễn ra trong điều kiện có ít oxy hơn và làm giảm quá trình oxy hóa nitơ trong không khí thành NOx.
Xử lý khí thải bằng chất xúc tác. Trong quá trình này người ta cho ammonia tác dụng với NO trong một buồng xúc tác.
4NO + 4 NH3 + O2 ----> 4N2 + 6 H2O
2NO2 + 4 NH3 + O2 ---> 3N2 + 6 H2O
Trong các động cơ xe người ta gắn thêm một bộ phận lọc khí có hình tổ ong được mạ platinum, pallandium hoặc Rhodium. Ở tại bộ phận này sẽ diễn ra phản ứng oxy hóa, phản ứng khử để biến NOx, CO2 và các HCs thành các chất khí không gây hại.

ảnh đẹp thủy điện

Chùm ảnh 3D siêu đẹp về công trình thủy điện 
( chú ý là k phải ở VN  )





This is a spline for a large dam wall and one of the spillways with flowing water. The wet spillway is a spline with the water effect applied as a fixed object placed separately at the base of the spillway (splines do not support smoke/spray effects). 
A second spillway spline with the spillway gates closed, is included as an alternative addon. The dam wall has lights. 
The dam also has an intake structure as a spline that can be placed in the water behind the dam, with length and height adjustable. 
A rail track may be laid across the top of the dam wall if desired.






This shows the two types of gates on the spillway splines, the nearer ones are closed, and create a dry spillway. The splines easily join to each other so you can mix the two types of spillway with the main wall spline.
To place water at different levels in Trainz Surveyor, the separate water bodies must be separated by at least oone grid spacing (10 metres). The dam wall is sufficiently thick to allow this to occur, if placed on a grid line.
If the water levels cannot be separated, look under the ground to see if the water bodies have been joined together (ues wire fram mode in Surveyor). 





The intake tower is a spline structure, and can be easily placed, extended and the height varied to suit the water depth in the dam.











A separate rail track may be placed across the dam wall and spillways by aligning and raising the level of the track nodes. You may need to place a node in the track at the centre of the dam wall, so the height can be adjusted at that point (or the spline will follow the ground levels). Roads may also be placed for traffic to cross the dam wall. 
The water intake tower can be seen in the background.




A QR train using the track across the dam wall. 
Track is not part of the top of the wall - place any track you choose separately, or leave it plain concrete.






The pipeline spline (in background) feeds the power station, and the electrical switch yard has a number of separate transformers placed. You may choose from 8 different transformer types. One transformer has electrical sound added. The switch yard also has connecting wires to the Auran HT pylons and the ordinary LT power transmission wires. 
The building has night lights and sound. 
The station switching yard is created by placing the separate transformers and connection power wiring separately. The wire fence and gates are also separate splines. 





A close up of the larger power switchyard. The concrete base slab is offered in two spline forms, one 2.5 metres wide and one 10 metres wide for easy placement. The 10 metre wide version has perimeter lights that show up at night, as does the concrete slab. The chain wire fence is a spline and there is a spline of overhead wires and supports for easy placement.




The connection to the standard power transmission wires is a single mocrossing object. A similar connection is available for the HT Pylons. The insulator frame is placed in or near the switchyard and the Auran Pylon spline or power line spline is connected to the objects pylons or power poles.






View of the wider concrete slab spline (10 metres)with night lighting. This shows two such slabs placed side by side, and the lights then also appear between the two slabs. The slabs light up with pools of light at night. 
A similar wide slab is available without the lighting, and a narrow slab (2.5 metres) can be used as a path. 
A wire fence surround can be placed separately.



The water outlet from the power station, as a single object with water spray effects and sound. Multiple outlets may be placed side by side and overlapping.






Power generating station and adjacent switchyard, using the smaller concrete slab without lights attached, set in scenery.
This is a close up of the switch yard. Eight transformers are provided for variety, individually placed.





The concrete tail race spline are placed at the foot of the wall. Wet and dry splines can be used to protect the downstream area of the dam from water errosion. 





An additional picnic area that includes a parking lot, tables and barbecues can be placed as a fixed object. The sign in the car park can be changed to show the dam name.
Vehicles are available separately on the Download Station. 




A view of the excellent hand operated trolley by The Cowboy, inspecting the track on top of the dam. The trolley is a driveable object available on the Auran Download Station by The Cowboy. Refer to his website for details of other quality models: 






A view in the foreground of the exceptional waterfall offered by Sirgibby. The textures included in his waterfall pack are extremely realistic, and easy to use. Additional river spline and texture packs are available from his download site, all as payware. 
His site also has other exceptional freeware rolling stock and models for logging operations 

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Sơn la sắp phát điện


Bọt nước trắng xóa tung cao tới vài mét ở cuối những dòng nước ngầu đỏ đang cuồn cuộn đổ ra từ 6 cửa xả của Công trình Thủy điện Sơn La. Dòng sông Đà hung dữ từng được thuần phục dưới bàn tay con người ở công trình Thủy điện Sông Đà năm nào, giờ lại đang khuất phục thêm một lần nữa ở công trình thủy điện Sơn La.
Tất cả vì dòng điện của Tổ quốc
Thời điểm này, không còn tiếng gầm rú náo nhiệt của những chiếc máy xúc, máy gạt, xe lu hay xe ben có tải trọng vài chục tấn cùng khoảng 12.000 lao động lúc cao điểm, nhưng vẫn có thể cảm thấy không khí rất khẩn trương trên công trường. Đập thủy điện Sơn La, với chiều dài khoảng 1.000 m, đang sững sững vươn tới cao trình + 228,1 m so với mực nước biển. Con sông Đà hung dữ lại thêm lần nữa khuất phục trước bức tường thành sừng sững do bàn tay con người dựng lên, tại địa phận xã Ích Ong, huyện Mường La. Cùng với lực lượng lao động của Tập đoàn Sông Đà đang ngày đêm thi công để đạt tới độ cao đã định, những bàn tay tài hoa đến từ Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) mà chủ lực là Công ty cổ phần Lắp máy 10 (Lilama 10) cũng bước vào giai đoạn cao điểm, đưa những cỗ máy khổng lồ vào ví trị đã định, tạo dựng trái tim và chức năng cho một công trình thủy điện.
Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng ban quản lý Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, công việc lắp đặt các cấu kiện chính của tổ máy số 1 với yêu cầu an toàn, chính xác đang diễn ra khẩn trương.
Ngoài kế hoạch đưa tổ máy số 1 vào phát điện thương mại vào ngày 25/12/2010, EVN và những “bàn tay vàng” của Lilama đang phấn đấu hết sức mình cho mục tiêu phát điện tổ máy 2 vào tháng 4/2011, tức là ngay trước cao điểm mùa khô năm 2011. Để làm được điều này, hiện các thiết bị của tổ máy 2 cũng được nhà cung cấp là Alstom Hydro tập kết gần đủ tại Sơn La.
Trước đó, hợp đồng cung cấp các thiết bị chính và phụ trong gian máy của cả 6 tổ máy ở Dự án Thủy điện Sơn La (tổng giá trị 186 triệu euro) đã được EVN và Alstom Hydro ký kết vào tháng 10/2007 tại Paris, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Pháp. Do việc chế tạo thiết bị chính được bắt đầu có phần chậm hơn so với thi công xây dựng trên công trường, nên phía Alstom Hydro đã phải nỗ lực đáng kể trong việc cung cấp thiết bị, đảm bảo mục tiêu phát điện mà phía Việt Nam mong muốn.
Một chuyên gia của Alstom nhớ lại, nếu như ở các công trình thủy điện tương tự chỉ có 2-3 phiên họp kỹ thuật giữa Alstom Hydro với các bên liên quan, thì ở dự án này có không dưới 6 phiên họp. Đặc biệt, sự có mặt của một số kỹ sư trưởng đến từ Alstom Hydro ở Pháp để kết nối công việc thiết kế, chế tạo từ Pháp, Thụy Sỹ và Thiên Tân (Trung Quốc), rồi vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng có khối lượng lên tới 250 tấn về tới công trường đúng hẹn đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo phát điện đúng kế hoạch đã định.
Không chỉ có sự khẩn trương trong khuôn viên công trình chính, những cột điện 500 kV đã “giăng tơ” ngang những đỉnh núi, vươn mình vượt sông dọc theo cung đường từ Hòa Bình lên Sơn La, chờ mang dòng điện mới đi tới khắp mọi miền đất nước.
Công trình của lao động Việt Nam
Hôm tôi có mặt ở đây, cả công trường bận rộn và hồi hộp chờ thời điểm thả roto của tổ máy số 1. Đây cũng là một dấu mốc rất quan trọng đối với công trình thủy điện này.
Vừa chăm chú theo dõi các công nhân trẻ kiểm tra lại lần cuối các công việc chuẩn bị cho thả roto ngày hôm sau, bác Trần Văn Giai, từng đảm nhiệm vị trí Đội trưởng Đội roto trên công trường thủy điện Sông Đà ngày xưa, rồi tới thủy điện Yaly của Lilama 10 cho hay, roto của Nhà máy Thủy điện Sơn La có trọng lượng 1.000 tấn, nặng hơn rất nhiều so với con số 670 tấn ở Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Chính vì vậy, các công việc chuẩn bị phải rất kỹ càng, chính xác và không cho phép sai số.
Chiếc cần cẩu di động nặng hơn 1.000 tấn, sản phẩm của Công ty Cơ khí Quang Trung (Ninh Bình), trước khi có mặt tại gian máy này đã phải trải qua phép thử chính xác, khắc nghiệt, không cho phép sai số, bởi đây cũng là sản phẩm lần đầu tiên được sử dụng tại một dự án lớn như Thủy điện Sơn La. Đó là phải hạ từ chiều cao cả chục mét xuống 1 hòn gạch bình thường ở bên dưới, sao cho gạch không vỡ, nhưng không thể rút ra được. Phép thử này nhằm đảm bảo việc di chuyển chính xác của cần cẩu để roto vào vị trí đã định, mà không gây ra bất cứ một vết xước nào. Sở dĩ phải cẩn thận như vậy là bởi cái giá phải trả sẽ không chỉ là hàng triệu đô-la để có được roto mới, mà còn là những thiệt hại khó lường cho nền kinh tế khi thiếu nguồn điện.

Chính vậy mà quãng đường đi ngang khoảng 20 m và thêm khoảng chục mét theo phương thẳng đứng trước khi roto vào vị trí vĩnh viễn mất khoảng 2 tiếng rưỡi dịch chuyển, cùng với thời gian căn chỉnh. Để roto vào lòng stato theo đúng các dấu đã định, với khoảng cách giữa 2 thiết bị không quá 2,5 cm, cả trăm chiếc gậy nhẵn nhụi có chiều dài gần 4 m, bề ngang 7 cm với độ dày 2 cm đã được thợ lắp máy Lilama 10 chuẩn bị làm nhiệm vụ cọc tiêu, giữ đúng khoảng cách.
“Giờ có sự hỗ trợ của công nghệ, của kỹ thuật số, nên đỡ nhiều thời gian cho công nhân trong quá trình thi công”, người thợ già tâm sự. Biết là vậy, nhưng để chuẩn bị cho việc thả roto vào đúng vị trí, các tình huống xấu cũng được EVN, Lilama 10 lên phương án để ứng phó, thậm chí mang cả máy phát điện tới dự phòng bị cắt điện đột ngột.
Có mặt tại vị trí Tư lệnh, Phó trưởng ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Phụng Nê, người mà dấu chân đã trở nên thân thiết với biết bao công trình thủy điện trải dài từ Bắc vào Nam, không giấu vẻ rạng rỡ khi việc thả roto tổ máy 1 diễn ra thuận lợi. Có lẽ, ông và tất cả mọi người có mặt trong gian máy vào thời khắc roto “hạ cánh” êm ả xuống stato, chính xác vào các dấu đã định đều âm vang trong đầu ý nghĩ “đầu xuôi, đuôi lọt”. Niềm vui của vị Tư lệnh già còn nhân lên nhiều lần khi kể cho tôi nghe về nội lực của người Việt Nam đã được phát huy và trưởng thành rất nhiều trên công trình thủy điện Sơn La. Đã thế lại làm chững chạc nữa!
Không chỉ lớn về quy mô,  Thủy điện Sơn La còn là công trình đầu tiên mà chỉ trừ thiết bị chính là trong nước chưa làm được, còn lại tất cả các khâu quan trọng như quy hoạch dự án, chủ trì thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thực hiện xây đập hay lắp đặt thiết bị của nhà máy chính, rồi chế tạo thiết bị thủy công, cẩu trục gian máy, đều được đảm nhận bởi người lao động đến từ EVN, Sông Đà, Lilama, Cơ khí Quang Trung…
Sự có mặt của các chuyên gia nước ngoài trên công trường này nằm ở vai trò tư vấn, làm thuê cho các bên Việt Nam, khác hẳn vai trò chủ trì chính như ở hồi xây dựng Thủy điện Hòa Bình hay Yaly trước đây. Sức vươn lên của nhân lực Việt Nam còn thể hiện ở chỗ, nếu như Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có quy mô 1.920 MW, Lilama huy động khoảng 3.000 lao động dưới sự chỉ huy, hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô để lắp đặt thiết bị, thì ở Thủy điện Sơn La, chỉ còn khoảng 1.400 lao động của Lilama, với vị trí chỉ huy thi công do người Việt Nam đảm nhận.
0

Công nghệ mới trong sử lý nước thải

Công nghệ này xử lý triệt để mùi hôi thối do quá trình phân hủy chất hữu cơ gây ra, không sử dụng điện năng và hóa chất. Điều quan trọng là sử dụng công nghệ này trong thời gian càng lâu, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế càng cao. Có thể sử dụng cho mọi quy mô công suất khác nhau và có thể xử lý được hầu hết các loại nước thải, từ nước thải sinh hoạt, nước thải chế biến thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm, nước thải chế biến cao su, bột mì, nước thải các khu công nghiệp, các làng nghề...



Hệ thống xử lý nước thải được hoạt động theo phương pháp dòng chảy với vận tốc Hazen và dòng chảy rơi theo trọng lực tạo chuyển động khối nước để phá vỡ sự hình thành các phân tử NH3 và tạo chuyển động hỗn loạn trong khối chất lỏng làm tăng năng lượng sinh hóa, giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ trong nước với sự tác động của các Enzyme do vi sinh vật tạo ra.



Trong hệ thống xử lý được bố trí các chế phẩm sinh học P2 và P.MET (do Công ty Công trình đô thị Ninh Thuận nghiên cứu và sản xuất) để phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và xử lý triệt để BOD,COD, ổn định PH trong nước thải đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn độc hại. Tác động của các Enzyme do tổ hợp vi sinh tạo ra làm phân giải triệt để các chất hữu cơ thành mùn. Sau khi qua hệ thống lọc nước thải đã được chuyển qua hệ thống lọc sinh học. Sau khi được xử lý, nước ở bể này đạt TCVN 5945-1995 cột B, có thể xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn cột A nếu có yêu cầu tái sử dụng.

Theo Báo Khoa học và Phát triển

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Ô nhiễm nguồn nước !

Ô nhiễm nước là một thay đổi không mong muốn, nước bị ô nhiễm chứa các chất có hại. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là hai vấn đề được đề cập rất nhiều hiện nay. Bất kỳ sự thay đổi trong, vật lý hóa học và tính chất sinh học của nước đó có một tác dụng có hại đối với các sinh viên sử dụng nước. Nước ô nhiễm ảnh hưởng đến tất cả các nước, các khu vực trên thế giới như hồ, sông, đại dương và nước ngầm. Nước bị ô nhiễm là không thích hợp để uống và cho quá trình tiêu thụ khác. Nó cũng không thích hợp cho sử dụng nông nghiệp và công nghiệp. Những ảnh hưởng của nước ô nhiễm có hại cho con người, thực vật, động vật, cá và các loài chim. Nước ô nhiễm cũng có chứa virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, vi sinh vật có hại khác, có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn... Do ô nhiễm nguồn nước, toàn bộ hệ sinh thái bị phá hủy và xáo trộn.

Nguồn nước ô nhiễm

Nguyên nhân chính khiến nước ô nhiễm là chất thải trong nước, nước thải công nghiệp và chất thải nông nghiệp. Các nguồn khác bao gồm sự cố tràn dầu , lắng đọng khí quyển,, biển bán phá giá chất thải phóng xạ, sự nóng lên toàn cầu và dinh dưỡng tốt (phú dưỡng). Trong số đó, trong nước thải (nước thải) và chất thải công nghiệp là nguồn quan trọng nhất góp phần vào sự ô nhiễm nước.

Trong nước thải: Trong nước thải sinh hoạt là nước thải từ các hoạt động hộ gia đình. Nó chứa vật liệu hữu cơ và vô cơ như phốt phát và nitrat. Vật liệu hữu cơ có thực phẩm và rau quả chất thải, trong khi các vật liệu vô cơ đến từ xà phòng và chất tẩy rửa. Thông thường người ta đổ chất thải hộ gia đình trong nguồn nước ở gần đó, dẫn đến ô nhiễm nước. Lượng chất thải hữu cơ có thể đo được thông qua chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD). BOD là lượng oxy cần thiết bởi các vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ hiện tại trong nước thải. Nhiều người không nhận thức được thực tế là xà phòng và chất tẩy rửa làm phong phú thêm dinh dưỡng trong nước với phốt phát. Những phốt phát thường dẫn đến việc nở hoa tảo và dinh dưỡng tốt, đó là thường gặp nhất trong các cơ quan nước tù đọng như ao, hồ. Tảo nở hoa và hiện tượng phú dưỡng dẫn đến nghẹt thở của cá và các sinh vật khác trong một cơ thể nước.

Công nghiệp: Nước thải từ sản xuất và chế biến các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nước. Các chất thải công nghiệp có chứa các chất ô nhiễm hữu cơ và hoá chất độc hại khác. Một số các chất gây ô nhiễm từ các nguồn công nghiệp bao gồm chì, amiăng thủy ngân,, nitrat, phốt phát, dầu, vv. Xử lý nước thải từ công nghiệp chế biến thực phẩm và hóa chất đóng góp nhiều hơn cho ô nhiễm nước hơn so với các ngành công nghiệp khác như chưng cất, công nghiệp chế biến da và các nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra các ngành công nghiệp thuốc nhuộm tạo ra nước thải mà thay đổi chất lượng nước đặc biệt là màu nước. Kể từ khi màu nước có thay đổi, có thay đổi trong sự xâm nhập ánh sáng và do đó nó làm nhiễu loạn quá trình quang hợp. Nhiều trong số các ngành công nghiệp lớn đã đến với nhà máy xử lý nước thải.  Tuy nhiên, nó không phải là trường hợp với các ngành công nghiệp quy mô nhỏ. Nó là rất khó để xử lý nước thải từ các ngành công nghiệp. Vì chi phí rất tốn kém.

Hãy lấy ví dụ của bệnh Minamata trong đó hơn 1.784 người đã thiệt mạng và nhiều hơn nữa phải chịu do tiêu thụ cá, bioaccumulated với methyl thủy ngân.  Nó đã được gây ra bởi phát hành methyl thủy ngân từ nhà máy hóa chất Chisso. Các bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến động vật và con người trong hơn 30 năm, 1932-1968.

Xử lý chất thải nông nghiệp: Chất thải nông nghiệp bao gồm phân bón, slurries và runoffs. Hầu hết các trang trại nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Các runoffs từ các lĩnh vực nông nghiệp gây ô nhiễm nước để các nguồn nước lân cận như: sông, suối, hồ. Các phân bón và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nước ngầm, mà thường được gọi là thấm. Mặc dù số lượng chất thải nông nghiệp là thấp, nhưng lại ảnh hưởng rất đáng kể. Nó gây ô nhiễm chất dinh dưỡng và hữu cơ cho cả nước và đất. Ô nhiễm chất dinh dưỡng làm tăng các nitrat và phốt phát trong nước, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng.

Tuỳ thuộc vào xuất xứ, nguồn nước ô nhiễm được phân loại là nguồn điểm và nguồn không điểm mặt đất và ô nhiễm nước. Điểm nguồn thải ô nhiễm chất thải độc hại trực tiếp vào trong nước, ví dụ, xử lý thông qua nhà máy xử lý nước thải . Mặt khác, điểm ô nhiễm nguồn cung cấp không gián tiếp thông qua những cách khác, ví dụ, nước ô nhiễm từ mưa axit .

Phòng chống ô nhiễm nước

Mặc dù 71% bề mặt trái đất là nước, chúng tôi không có đủ nước để uống. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên hệ thống lọc nước để có nước uống an toàn. Tuy nhiên, có khoảng 1 tỷ người, không được uống nước đủ sạch. Vì vậy, nước cần phải được bảo tồn và ngăn chặn ô nhiễm để làm cho nó an toàn để uống và quá trình tiêu thụ khác. Việc giảm số lượng sử dụng nước có thể giúp tiết kiệm nước cũng như tiết kiệm tiền. Phòng ngừa ô nhiễm nước bao gồm các hộ gia đình sử dụng sản phẩm sinh thái thân thiện như chất tẩy rửa không phosphate hoặc-phosphate thấp và vệ sinh khác, cải thiện vệ sinh, tắt vòi nước khi không cần thiết, xử lý chất thải hộ gia đình trong các trang web thích hợp xa từ nguồn nước . Trồng cây nhiều hơn cũng có thể ngăn ngừa ô nhiễm nước bằng cách giảm xói mòn đất và dòng chảy nước. Giáo dục người dân về ô nhiễm nước là một cách quan trọng để ngăn ngừa ô nhiễm nước.